Trên 50% dân số thế giới có nhiễm vi khuẩn H.P. Ở các nước đã phát triển như Mỹ, các nước phương Tây, và Úc… tỉ lệ nhiễm vi khuẩn H.P thấp hơn, chỉ khoảng 20 - 40% dân số nhiễm vi khuẩn H.P, trong khi đó ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam tỉ lệ nhiễm vi khuẩn H.P cao hơn rất nhiều. Tỉ lệ nhiễm vi khuẩn H.P tăng dần theo tuổi, vào độ tuổi từ 40 - 50 có tới 80% người dân Việt Nam có nhiễm vi khuẩn H.P.
Vi khuẩn H.P là nguyên nhân chủ yếu gây loét dạ dày tá tràng và ung thư dạ dày. Tuy nhiên, không phải tất cả những người bị nhiễm vi khuẩn H.P đều bị bệnh, vì thế cần điều trị diệt H.P đúng chỉ định để tránh không gây lãng phí, đồng thời không gây tình trạng kháng thuốc kháng sinh chéo từ người này sang người khác dẫn tới tình trạng khi cần điều trị diệt vi khuẩn H.P thì kháng sinh không còn hiệu quả.
Chỉ định diệt HP
· Theo khuyến cáo của thế giới những trường hợp dưới đây có nhiễm H.P thì cần điều trị diệt:
· - Loét dạ dày
· - Loét hành tá tràng
· - Chứng khó tiêu: Đầy bụng sau ăn, ăn nhanh no, nóng rát vùng thượng vị, đau vùng thượng vị
· - Thiếu máu thiếu sắt
· - Xuất huyết giảm tiểu cầu không không rõ căn nguyên
· - Ung thư dạ dày muộn đã phẫu thuật
· - Ung thư dạ dày sớm được cắt hớt (Endoscopic Mucosal Resection- EMR) hoặc cắt tách niêm mạc qua nội soi (Endoscopic Sumucosal Dissection- ESD)
· - Những người có bố, mẹ, anh em ruột bị ung thư dạ dày
· - Khối u dạ dày: adenoma, polyp tăng sản, đã cắt hớt niêm mạc
· - Viêm teo niêm mạc dạ dày nặng
· - Người làm ở môi trường có nguy cơ ung thư dạ dày: khai thác than, quặng….
· - Mặc dù sau khi đã được bác sỹ giải thích kỹ mà người bệnh quá lo lắng về nhiễm vi khuẩn H.P thì có thể cân nhắc diệt vi khuẩn H.P.
Phác đồ diệt HP
a. Phác đồ ưu tiên thứ nhất
Tetraxycline 500mg x 4 viên/ngày/chia 2 lần
Metronidazol 500mg x 2 viên/ngày/chia 2 lần
PPI /Ngày 2 lần
Bismuth 120( 240mg) x 4 viên/ngày/chia 2 lần
b. Phác đồ thay thế
PPI ngày 2 lần
Amoxiclline 500mg x 4 viên/ngày/chia 2 lần
Levofloxacin 500mg x 1 viên/ngày
Bismuth 120( 240mg) x 4 viên/ngày/chia 2 lần
LỰA CHỌN PHÁC ĐỒ DIỆT HP LẦN 2
a. Sử dụng phác đồ
PPI + Tetracycline + Metronidazol + Bismuth
Nếu trước đó chưa dùng phác đồ này
b. Sử dụng phác đồ
PPI + Amoxicilline + Levofloxacin + Bismuth
Nếu trước đó đã dùng 4 thuốc có Bismuth
PHÁC ĐỒ CỨU VÃN SAU 2 LẦN DIỆT TRỪ HP THẤT BẠI
A. PPI + Tetracycline + Metronidazol + Bismuth
Nếu trước đó chưa dùng
B. Nếu trước đó đã dùng phác đồ 4 thuốc
Cần làm kháng sinh đồ chọn kháng sinh phù hợp
GHI CHÚ
PPI: Dùng 2 lần sáng chiều trước ăn 30 phút
Esomeprazol 40mg/ngày 2 lần
Lansoprazol 30mg/ngày 2 lần
Omeprazol 40mg/ngày 2 lần
Pantoprazol 40mg/ngày 2 lần
Rabeprazol 20mg/ngày 2 lần
Kháng sinh: Dùng ngay sau bữa ăn
Phác đồ khuyến cáo diệt HP trong 14 ngày
Lây truyền và tái nhiễm HP
Vi khuẩn H.P lây truyền từ người này qua người khác qua con đường trực tiếp qua miệng - miệng ở những thành viên trong gia đình và lây truyền qua phân, do thức ăn hoặc nước uống bị nhiễm bẩn. Bằng chứng là các vi khuẩn H.P đã được phát hiện có trong phân, nước bọt và trong mảnh cao răng của người. Có thể việc nhai cơm và mớm cơm cho con ở một số nước trong đó có Việt Nam trước đây cũng là nguyên nhân trực tiêp lây truyền H.P. Ở các nước đã phát triển, việc vệ sinh chung rất tốt, thì lây truyền chủ yếu là từ các thành viên trong gia đình với nhau, còn các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam có thể lây truyền do mắc từ cộng đồng. Như vậy, tăng cường vệ sinh chung tại cộng đồng có thể làm giảm tỉ lệ nhiễm vi khuẩn H.P. Ở Việt Nam theo nghiên cứu từ 2005, tỉ lệ tái xuất hiện (recurrence) H.P là rất cao, trung bình 11 tháng sau diệt H.P tái xuất hiện trong dạ dày là 23,5%, trong đó tái nhiễm là 9,7% (tái nhiễm - reinfection: là tình trạng đã điều trị diệt khỏi hoàn toàn sau đó lại nhiễm mới) và tái phát là 13,8% (tái phát- recrudescence: là tình trạng khi dùng thuốc diệt HP vi khuẩn giảm về mặt số lượng, với các phương pháp phát hiện hiện nay không còn phát hiện được H.P tại dạ dày nhưng sau đó các vi khuẩn lại nhân lên và có thể tìm thấy). Tỉ lệ tái xuất hiện của H.P trong dạ dày thấp nhất là Phần lan với 0,2%/năm, Nhật Bản là 0,2- 2%/năm, tại Mỹ nói chung khoảng dưới 2% mỗi năm.
Phòng khám nội soi uy tín nhất Quảng Ninh
Phòng khám Nội soi tiêu hóa Bãi cháy, là phòng khám tiêu hóa ngoài giờ của Bác sĩ Chuyên khoa I Nguyễn Quảng Đại, là Chủ tịch Hội Tiêu hóa tỉnh Quảng Ninh, Trưởng khoa Nội tiêu hóa Bệnh viện Bãi cháy, với gần 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nội soi chẩn đoán, can thiệp, điều trị các bệnh lý tiêu hóa. Phòng khám được trang bị các phương tiện máy móc hiện đại, đặc biệt hệ thống nội soi Olympus với chức năng nội soi phóng đại (ME) và nội soi giái tần hẹp NBI giúp tăng cường khả năng tầm soát phát hiện ung thư sớm.
Tại phòng khám Nội soi Bãi cháy, Bác sĩ Đại, cùng các y bác sĩ có chuyên môn cao được lựa chọn từ Khoa Nội Tiêu hoá của Bệnh viện Bãi Cháy, sẽ thăm khám, tư vấn và điều trị tất cả những vấn đề liên quan đến tiêu hoá của bạn: Nội soi dạ dày, nội soi đại tràng, cắt polyp, sinh thiết làm giải phẫu bệnh, test HP, tầm soát ung thư, điều trị loét dạ dày, viêm dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản (GERD), điều trị bệnh trĩ bằng thắt vòng cao su, viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích (IBS)...
· Địa chỉ Phòng khám: Số 856 đường Hạ Long, Cái Dăm, Hạ Long, Quảng Ninh
· Điện thoại: 0362 598 699
· Hotline: 0869 242 599
· Thời gian làm việc: Thứ 2 - 6: 13h - 20h; Thứ 7, CN: Cả ngày
Hướng dẫn chi tiết chuẩn bị thuốc xổ làm sạch đại tràng trước nội soi