Loét dạ dày, hành tá tràng là tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa dạng bào mòn xâm nhập qua lớp cơ niêm. Hầu như tất cả các vết loét đều do nhiễm Helicobacter pylori hoặc dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) gây ra. Triệu chứng thường là đau rát vùng thượng vị. Chẩn đoán bằng nội soi dạ dày và xét nghiệm tìm Helicobacter pylori. Điều trị bao gồm thuốc ức chế axit, diệt H. pylori (nếu có) và tránh dùng NSAID.
Vết loét được phân biệt với các vết trợt theo độ sâu, vết trợt nông hơn và chưa tới lớp cơ niêm. Loét có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào, nhưng phổ biến nhất ở người lớn độ tuổi trung niên.
Nguyên nhân
Vi khuẩn H. pylori và thuốc chống viêm không steroid làm cản trở hàng rào bảo vệ và quá trình phục hồi niêm mạc bình thường, khiến niêm mạc dễ bị nhạy cảm với axit hơn.
Uống rượu bia, hút thuốc lá là một yếu tố nguy cơ phát sinh loét và các biến chứng của loét.
Căng thẳng kéo dài: Căng thẳng kéo dài ảnh hưởng đến thần kinh gây mất cân bằng cho chức năng dạ dày, đường ruột, làm tăng axit hydrochloric và pepsin khiến cho môn vị co thắt, niêm mạc dạ dày bị tổn thương dẫn đến bệnh loét dạ dày, hành tá tràng.
Triệu chứng và Dấu hiệu
- Triệu chứng của bệnh loét dạ dày, hành tá tràng dày phụ thuộc vào vị trí loét và tuổi của bệnh nhân; nhiều bệnh nhân, đặc biệt là bệnh nhân cao tuổi, có ít hoặc không có triệu chứng.
- Đau là triệu chứng phổ biến nhất, thường ở thượng vị và giảm sau khi ăn hoặc sau khi dùng thuốc trung hòa axit. Đau được mô tả là nóng rát, cồn cào hoặc đôi khi cảm giác khó chịu ở dạ dày thường là mạn tính và tái phát.
- Ngoài ra có thể có các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, ợ rát, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa
Chẩn đoán
loét dạ dày, hành tá tràng chẩn đoán xác định bằng nội soi ống mềm. Ngoài ra nội soi còn cho phép sinh thiết làm giải phẫu bệnh tổn ở dạ dày nhằm phân biệt giữa bệnh loét đơn thuần và ung thư dạ dày thể loét. Ung thư dạ dày có thể biểu hiện với các triệu chứng tương tự và phải được loại trừ, đặc biệt là ở những bệnh nhân > 45 tuổi, có gầy sút cân, tỉ lệ loét tá tràng ác tính rất thấp, do đó loét hành tá tràng không cần phải sinh thiết. Nội soi cũng có thể được sử dụng để làm test chẩn đoán nhiễm vi khuẩn HP.
Biến chứng
- Xuất huyết huyết tiêu hóa
Từ nhẹ đến nặng xuất huyết tiêu hóa là biến chứng phổ biến nhất của bệnh loét dạ dày tá tràng. Các triệu chứng bao gồm nôn ra máu hoặc đại tiện phân đen.
- Thủng ổ loét dạ dày, hành tá tràng
Triệu chứng điển hình là đau rất dữ dội, bụng co cứng như gỗ. Thường cần phải chụp X- quang hoặc CT ổ bụng để xác định chẩn đoán.
- Hẹp môn vị: Các triệu chứng bao gồm nôn nhiều và tái phát nhiều lần, xảy ra thường xuyên hơn vào cuối ngày và thường là sau bữa ăn cuối cùng vài tiếng. Chán ăn kèm theo đầy bụng hoặc chướng bụng kéo dài sau khi ăn cũng hướng tới hẹp môn vị. Nôn kéo dài có thể gây giảm cân, mất nước và nhiễm kiềm.
- Ung thư dạ dày
Bệnh nhân có loét dạ dày liên quan đến H. pylori có tăng nguy cơ bị ung thư dạ dày. Không có nguy cơ ung thư với loét do các căn nguyên khác.
- Loét tái phát
Các yếu tố ảnh hưởng đến tái phát loét bao gồm không diệt trừ được H. pylori, sử dụng thuốc giảm đau chống viêm không steroid liên tục và uống rượu, hút thuốc.
Mặc dù điều trị dài hạn bằng thuốc chẹn H2, thuốc ức chế bơm proton, làm giảm nguy cơ tái phát, việc sử dụng thường quy cho mục đích này không được khuyến cáo. Tuy nhiên, những bệnh nhân cần phải dùng thuốc chống viêm không steroid sau khi bị loét dạ dày là những người cần được điều trị dài hạn, cũng như những người bị thủng, hoặc xuất huyết tiêu hóa trước đây.
Điều trị
- Diệt H. pylori (nếu có)
- Thuốc ức chế axit
- Ngoài ra, có thể sử dụng các thuốc bọc niêm mạc (ví dụ: sucralfat)
- Bổ trợ: Nên ngừng hoặc hạn chế tối đa việc sử dụng rượu, thuốc lá. Không có bằng chứng nào cho thấy việc thay đổi chế độ ăn uống làm giảm tốc độ lành vết loét hoặc ngăn ngừa tái phát. Vì vậy, khuyến nghị chỉ nên loại bỏ các thực phẩm gây khó chịu.
- Phẫu thuật: Với liệu pháp điều trị bằng thuốc hiện nay, số bệnh nhân cần phẫu thuật điều trị loét dạ dày, hành tá tràng gần như không có. Chỉ định bao gồm thủng, hẹp môn vị, hoặc xuất huyết tiêu hóa không kiểm soát, chảy máu tái phát.
Phòng khám nội soi uy tín nhất Quảng Ninh
Phòng khám Nội soi tiêu hóa Bãi cháy, là phòng khám tiêu hóa ngoài giờ của Bác sĩ Chuyên khoa I Nguyễn Quảng Đại, là Chủ tịch Hội Tiêu hóa tỉnh Quảng Ninh, Trưởng khoa Nội tiêu hóa Bệnh viện Bãi cháy, với gần 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nội soi chẩn đoán, can thiệp, điều trị các bệnh lý tiêu hóa. Phòng khám được trang bị các phương tiện máy móc hiện đại, đặc biệt hệ thống nội soi Olympus với chức năng nội soi phóng đại (ME) và nội soi giái tần hẹp NBI giúp tăng cường khả năng tầm soát phát hiện ung thư sớm.
TTại phòng khám Nội soi Bãi cháy, Bác sĩ Đại, cùng các y bác sĩ có chuyên môn cao được lựa chọn từ Khoa Nội Tiêu hoá của Bệnh viện Bãi Cháy, sẽ thăm khám, tư vấn và điều trị tất cả những vấn đề liên quan đến tiêu hoá của bạn: Nội soi dạ dày, nội soi đại tràng, cắt polyp, sinh thiết làm giải phẫu bệnh, test HP, tầm soát ung thư, điều trị loét dạ dày, viêm dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản (GERD), điều trị bệnh trĩ bằng thắt vòng cao su, viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích (IBS)...
· Địa chỉ Phòng khám: Số 856 đường Hạ Long, Cái Dăm, Hạ Long, Quảng Ninh
· Điện thoại: 0362 598 699
· Hotline: 0869 242 599
· Thời gian làm việc: Thứ 2 - 6: 13h - 20h; Thứ 7, CN: Cả ngày
Hướng dẫn chi tiết chuẩn bị thuốc xổ làm sạch đại tràng trước nội soi