Hội chứng ruột kích thích (IBS), co thắt đại tràng, bệnh đại tràng chức năng, nguyên nhân triệu trứng, điều trị

logo xanh 

PHÒNG KHÁM NỘI SOI TIÊU HÓA BÃI CHÁY

TẦM SOÁT UNG THƯ  ĐƯỜNG TIÊU HÓA

VÌ MỘT HỆ TIÊU HÓA KHỎE MẠNH

Thời gian làm việc: Thứ 2 - Thứ 6: 17- 20h. Thứ 7- CN: 08h- 16h

Hotline: 0362 598 699

Địa chỉ: Số 856 Đường Hạ long, Cái Dăm, Hạ long, Quảng Ninh

Email: [email protected]

Facebook: phòng khám nội soi bãi cháy

Tìm kiếm bài viết

Trang chủ»BỆNH LÝ TIÊU HÓA»bệnh tiêu hóa thường gặp»Hội chứng ruột kích thích (IBS), co thắt đại tràng, bệnh đại tràng chức năng, nguyên nhân triệu trứng, điều trị

Hội chứng ruột kích thích (IBS), co thắt đại tràng, bệnh đại tràng chức năng, nguyên nhân triệu trứng, điều trị

trục não ruột

Hội chứng ruột kích thích được đặc trưng bởi sự khó chịu hoặc đau bụng tái phát với ít nhất hai đặc điểm sau: liên quan đến đi vệ sinh, liên quan đến số lần đại tiện, hoặc liên quan đến sự thay đổi độ cứng của phân. Nguyên nhân chưa rõ, và sinh lý bệnh vẫn chưa được hiểu rõ hoàn toàn Chẩn đoán dựa vào lâm sàng.Điều trị triệu chứng, bao gồm quản lý chế độ ăn uống và sử dụng thuốc - thuốc kháng cholinergic và các tác nhân hoạt động ở các thụ thể serotonin.

Nguyên nhân

Nguyên nhân của hội chứng ruột kích thích còn chưa rõ. Không có nguyên nhân thực thể nào có thể được tìm thấy trong thăm dò như nội soi đại tràng và và sinh thiết. Các yếu tố cảm xúc, chế độ ăn uống, thuốc hoặc hóc môn có thể làm giảm hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng đường tiêu hoá. Trong lịch sử, rối loạn này thường được coi hoàn toàn do căn nguyên tâm lý. Mặc dù các yếu tố tâm lý xã hội có liên quan, IBS được hiểu rõ hơn là sự kết hợp của các yếu tố sinh lý và tâm lý xã hội.

Các yếu tố sinh lý

Có nhiều yếu tố sinh lý dường như liên quan đến các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. Những yếu tố này bao gồm

·        Thay đổi nhu động ruột

·        Tăng độ nhạy cảm của ruột (tăng cảm giác nội tạng)

·        Các yếu tố gen và môi trường đa dạng

Tăng cảm giác đau nội tạng đề cập đến quá mẫn cảm với mức độ căng giãn trong lòng ống tiêu hóa và tăng cảm nhận đau khi có lượng khí bình thường trong đường ruột; nó có thể là kết quả của quá trình chỉnh sửa lại các con đường thần kinh ở trục não-ruột. Một số bệnh nhân đã ghi nhận các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích của họ bắt đầu sau một đợt viêm dạ dày ruột cấp (gọi là hội chứng ruột kích thích hậu nhiễm trùng). Một số ít bệnh nhân mắc IBS bị rối loạn chức năng tự trị. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân không có bất thường về mặt sinh lý, và thậm chí ở những người có, những bất thường có thể không tương quan với các triệu chứng.

Táo bón có thể được giải thích bởi sự giảm nhu động ruột, và bệnh tiêu chảy có thể được giải thích bởi sự tăng nhu động ruột. Một số bệnh nhân bị táo bón có số lượng các cơn co thắt lan truyền biên độ cao ở vùng đại tràng ít hơn, các cơn co thắt này giúp thúc đẩy thức ăn đi qua các đoạn đại tràng. Ngược lại, hoạt động quá mức của nhu động đại tràng sigma có thể làm trì hoãn quá trình vận chuyển gặp trong táo bón chức năng.

Đau bụng sau ăn có thể là do phản xạ dạ dày-ruột tăng lên (đáp ứng co bóp ruột đối với bữa ăn), xuất hiện các cơn co thắt lan truyền biên độ cao vùng đại tràng, tình trạng tăng mẫn cảm tạng, hoặc sự kết hợp các yếu tố trên. Ăn mỡ có thể làm tăng tính thấm ruột và khởi phát tình trạng quá mẫn. Các thức ăn giàu tinh bột lên men, đường đôi, đường đơn và polyol (gọi chung là FODMAPs) được hấp thu kém trong ruột non và có thể làm tăng khả năng di chuyển và tiết dịch của đại tràng.

Sự biến đổi nội tiết tố nữ ảnh hưởng đến chức năng của ruột ở phụ nữ. Độ nhạy cảm của trực tràng cao hơn trong kỳ kinh nguyệt so với ngoài kỳ kinh. Ảnh hưởng của hóc môn sinh dục đối với nhu động ruột là rất ít. Vai trò của sự gia tăng vi khuẩn trong ruột non trong hội chứng ruột kích thích còn đang gây tranh cãi.

Các yếu tố tâm lý xã hội

Trầm cảm là vấn đề phổ biến ở bệnh nhân hội chứng ruột kích thích, đặc biệt ở những người tìm kiếm chăm sóc y tế. Một số bệnh nhân có rối loạn lo âu, trầm cảm, hoặc rối loạn dạng cơ thể. Các rối loạn giấc ngủ cũng có thể gặp song hành. Tuy nhiên, căng thẳng và xung đột cảm xúc không phải lúc nào cũng xảy ra đồng thời với sự khởi phát và tái phát các triệu chứng. Một số bệnh nhân hội chứng ruột kích thích dường như có hành vi bệnh tật bất thường (ví dụ biểu hiện mâu thuẫn về cảm xúc bằng triệu chứng đường tiêu hoá, thường là đau bụng). Trong đánh giá bệnh nhân hội chứng ruột kích thích, đặc biệt là những người có các triệu chứng dai dẳng, bác sỹ nên làm rõ các vấn đề tâm lý chưa được giải quyết, bao gồm cả khả năng bị lạm dụng tình dục hoặc thể chất. Các yếu tố tâm lý xã hội cũng ảnh hưởng đến kết quả điều trị trong hội chứng ruột kích thích.

Triệu chứng và Dấu hiệu

Hội chứng ruột kích thích có khuynh hướng khởi phát ở tuổi vị thành niên, xung quanh độ tuổi 20, gây ra các đợt triệu chứng tái phát ở các giai đoạn khác nhau. Khởi phát ở tuổi trưởng thành hiếm gặp hơn. Các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích hiếm khi ảnh hưởng đến giấc ngủ của bệnh nhân. Các triệu chứng thường bị kích hoạt bởi thức ăn hoặc căng thẳng.

Bệnh nhân có triệu chứng đau bụng, thường gặp vùng bụng dưới, đau âm ỉ hoặc từng cơn, liên quan đến đại tiện. Bên cạnh đó, tình trạng đau bụng còn liên quan đến số lần đại tiện (tăng lên trong hội chứng ruột kích thích với tiêu chảy, giảm trong hội chứng ruột kích thích với táo bón) và độ cứng của phân (ví dụ lỏng hay thành khuôn và rắn). Tình trạng đau bụng liên quan đến đại tiện thường có xu hướng xuất phát từ căn nguyên ruột, những trường hợp cơn đau liên quan đến tập luyện, vận động, đi tiểu tiện hay chu kì kinh thường có căn nguyên khác.

Mặc dù tính chất đại tiện thường không thay đổi ở phần lớn bệnh nhân, cũng không hiếm gặp các trường hợp người bệnh có sự chuyển thể từ táo bón thành tiêu chảy và ngược lại. Bệnh nhân cũng có thể có các triệu chứng đại tiện bất thường (khó đi, mót rặn hay cảm giác không đi hết phân), phân có nhày máu hoặc cảm giác căng chướng bụng. Nhiều bệnh nhân cũng có chứng khó tiêu. Triệu chứng ngoài ruột (ví dụ, mệt mỏi, đau mỏi cơ, rối loạn giấc ngủ, đau đầu mạn tính) cũng phổ biến.

Chẩn đoán

·        Dựa vào lâm sàng, theo tiêu chuẩn Rome

·        Sàng lọc các nguyên nhân thực thể bằng các xét nghiệm cơ bản và nội soi đại trực tràng.

·        Các xét nghiệm khác cho bệnh nhân có dấu hiệu nguy hiểm (ví dụ, máu tươi trong phân, sút cân, sốt)

Chẩn đoán hội chứng ruột kích thích dựa trên triệu chứng đại tiện (táo bón hay tiêu chảy), thời gian và đặc điểm của đau, và loại trừ các bệnh khác thông qua khám và các xét nghiệm chẩn đoán thông thường.

Dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm

Các xét nghiệm chẩn đoán cần được thực hiện tích cực khi người bệnh có các dấu hiệu nguy hiểm ngay khi thăm khám ban đầu hay tại bất kì thời điểm nào sau khi đã có chẩn đoán:

·        Tuổi cao

·        Sốt

·        Sụt cân

·        Ỉa máu

·        Nôn

Chẩn đoán phân biệt

Vì bệnh nhân hội chứng ruột kích thích có thể tiến triển thành bệnh thực thể, xét nghiệm chẩn đoán các bệnh lý khác nên được thực hiện ở bệnh nhân có triệu chứng nguy hiểm hoặc các triệu chứng khác thường trong suốt quá trình được chẩn đoán mắc hội chứng ruột kích thích. Các bệnh thông thường có thể lẫn lộn với hội chứng ruột kích thích bao gồm:

·        Không dung nạp lactose

·        Tiêu chảy do thuốc gây ra

·        Hội chứng sau mổ cắt túi mật

·        Lạm dụng thuốc nhuận tràng

·        Bệnh ký sinh trùng (ví dụ:, nhiễm giardia)

·        Viêm dạ dày tăng bạch cầu ái toan hay viêm ruột

·        Viêm đại tràng vi thể

·        Vi khuẩn phát triển quá mức ở ruột non

·        Bệnh celiac

·        Giai đoạn sớm của bệnh viêm ruột

Tuy nhiên, túi thừa đại tràng không viêm không gây ra triệu chứng, và sự hiện diện của chúng không nên được coi là căn nguyên.

Phân bố theo tuổi của bệnh nhân bị bệnh viêm ruột làm cho việc đánh giá cả bệnh nhân trẻ và người già càng cần thiết. Ở bệnh nhân > 60 có các triệu chứng cấp tính, cần xem xét viêm ruột thiếu máu cục bộ. Bệnh nhân bị táo bón và không có tổn thương thực thể nên được đánh giá tình trạng suy giáp và tăng calci huyết. Nếu các triệu chứng của bệnh nhân gợi ý rối loạn hấp thucần nghĩ đến bệnh tiêu chảy phân mỡ kéo dài (Sprue)bệnh celiac, và bệnh Whipple. Các rối loạn đại tiện nên được xem như là nguyên nhân của táo bón ở những bệnh nhân than phiền về triệu chứng khó đi ngoài.

Các nguyên nhân hiếm gặp của tiêu chảy bao gồm: cường giápung thư tuyến giáp thể tủy, hoặc là hội chứng cận uU gastrin, và u tăng tiết peptit co mạch (vipoma). Tuy nhiên, những nguyên nhân gây tiêu chảy này thường đi kèm với lượng phân > 1000 mL mỗi ngày, giúp phân biệt chúng với đại tiện trong hội chứng ruột kích thích.

Tiền sử

Đặc biệt chú ý đến đặc điểm của đau, thói quen đại tiện, mối quan hệ với gia đình, và tiền sử dùng thuốc cũng như chế độ ăn. Đồng thời khai thác về trạng thái tinh thần hiện tại, những vấn đề cá nhân và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Mối quan hệ giữa thầy thuốc - bệnh nhân là điểm mấu chốt cho chẩn đoán và hiệu quả điều trị.

Tiêu chuẩn Rome là các tiêu chuẩn dựa trên triệu chứng lâm sàng để chẩn đoán hội chứng ruột kích thích.

Tiêu chuẩn Rome gồm: đau bụng ít nhất 1 ngày/tuần trong 3 tháng gần đây cùng với ≥ 2 trong số sau:

·        Đau có liên quan đến đại tiện.

·        Đau liên quan đến thay đổi tần suất đại tiện.

·        Đau có liên quan đến thay đổi khuôn phân.

Khám thực thể

Bệnh nhân nhìn chung có vẻ khỏe mạnh. Khám bụng có thể thấy đau khi ấn, đặc biệt ở góc phần tư dưới trái xuất hiện kèm theo đại tràng sigma ấn đau, sờ thấy được. Một số xét nghiệm, bao gồm cả xét nghiệm tìm máu vi thể, nên được thực hiện trên tất cả các bệnh nhân. Ở phụ nữ, khám vùng chậu giúp loại trừ các khối u và u nang buồng trứng hoặc lạc nội mạc tử cung, có thể bắt chước IBS.

Xét nghiệm

Chẩn đoán hội chứng ruột kích thích có thể dựa vào tiêu chuẩn Rome nếu các bệnh nhân không có dấu hiệu nguy hiểm, chẳng hạn như ỉa máu, sút cân và sốt, hoặc các dấu hiệu có thể gợi ý nguyên nhân khác. Nhiều bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích thường bị làm nhiều xét nghiệm hơn cần thiết; tuy nhiên tổng phân tích tế bào máu, sinh hóa cơ bản (bao gồm men gan), các xét nghiệm huyết thanh trong bệnh celiac (xét nghiệm kháng thể mô transglutaminase IgA, cùng nồng độ IgA), xét nghiệm phân tìm căn nguyên nhiễm trùng (ở bệnh nhân hay bị tiêu chảy), hóc môn TSH và canxi cho bệnh nhân với táo bón, và  nội soi đại trực tràng ống mềm cần được xem xét.

Trong quá trình nội soi ống mềm, khí được bơm vào thường gây ra cơn co thắt ruột và cơn đau. Niêm mạc và mạch máu trong hội chứng ruột kích thích bình thường. Nội soi đại tràng được ưu tiên hơn cho bệnh nhân > 50 tuổi để loại trừ polyps đại tràng và u. Ở những bệnh nhân bị tiêu chảy mạn tính, đặc biệt là phụ nữ lớn tuổi, sinh thiết niêm mạc có thể loại trừ viêm đại tràng vi thể.

Các thăm dò bổ sung (như siêu âm, CLVT, chụp đối quang kép bằng bari, nội soi dạ dày tá tràng và chụp X quang ruột non) chỉ nên được thực hiện khi có các triệu chứng bất thường khác. Xét nghiệm mỡ trong phân khi nghi ngờ bệnh nhân đại tiện phân mỡ. Thăm dò ruột non (ví dụ, qua nội soi, nội soi viên nang) được khuyến cáo khi nghi ngờ có tình trạng kém hấp thu. Xét nghiệm đách giá sự không dung nạp đường hoặc sự gia tăng vi khuẩn trong ruột non nên được xem xét trong các trường hợp thích hợp.

Bệnh đồng mắc

Bệnh nhân có hội chứng ruột kích có thể tiến triển thành bệnh lý khác ở đường tiêu hóa, nên các bác sĩ lâm sàng không nên bỏ qua các than phiền về triệu chứng của bệnh nhân. Những thay đổi về triệu chứng (ví dụ như ở vị trí, loại, hoặc cường độ đau; thói quen đại tiện; táo bón và tiêu chảy) và các triệu chứng mới (ví dụ tiêu chảy về đêm) có thể báo hiệu một bệnh lý khác. Các triệu chứng khác cần đánh giá thêm bao gồm máu tươi trong phân, sút cân, đau bụng rất nhiều hoặc co cứng bụng bất thường, đại tiện phân mỡ hoặc phân có mùi hôi, sốt hoặc gai rét, nôn kéo dài, nôn máu, các triệu chứng làm bệnh nhân thức giấc về đêm (ví dụ đau, mót rặn), và các triệu chứng ngày càng nặng dần. Bệnh nhân > 40 tuổi có nhiều nguy cơ tiến triển thành bệnh lý khác hơn bệnh nhân trẻ tuổi.

Điều trị

·        Hỗ trợ và thấu hiểu

·        Chế độ ăn thông thường, tránh các loại thực phẩm có ga và dễ gây tiêu chảy

·        Tăng lượng chất xơ và hydrat hóa trong trường hợp táo bón

·        Điều trị nội khoa theo các triệu chứng chính

Điều trị tập trung vào các triệu chứng cụ thể. Phát triển mối quan hệ thầy thuốc-bệnh nhân là cần thiết trong điều trị hội chứng ruột kích thích. Bệnh nhân nên được hỏi không chỉ những triệu chứng của họ mà cả hiểu biết của họ về các triệu chứng đó cũng như những lý do khiến họ đến khám bác sĩ (ví dụ như sợ đây là bệnh nghiêm trọng). Bệnh nhân cần được giáo dục về hội chứng này (ví dụ như sinh lý ruột bình thường và chứng quá mẫn với stress và thức ăn) và được trấn an sau khi làm các xét nghiệm thích hợp rằng họ không mắc một bệnh lý nặng hay nguy hiểm nào cả. Mục tiêu điều trị thích hợp nên được xác định (biết trước về diễn biến bình thường của bệnh hay sự thay đổi của các triệu chứng, các tác dụng phụ của thuốc, mối quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân).

Cuối cùng, bệnh nhân có thể tốt hơn khi tham gia tích cực vào quyết định điều trị của mình. Khi thành công, điều này có thể nâng cao động lực của bệnh nhân trong tuân thủ điều trị, thúc đẩy mối quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân tích cực hơn, và thay đổi sự đối phó ngay cả với những bệnh nhân thụ động kéo dài nhất. Các stress, lo âu, hoặc rối loạn cảm xúc nên được xác định, đánh giá và điều trị. Hoạt động thể dục thường xuyên giúp giảm căng thẳng và hỗ trợ chức năng ruột, đặc biệt ở bệnh nhân táo bón.

Chế độ ăn

Nói chung, có thể tuân theo chế độ ăn bình thường. Các bữa ăn không nên quá lớn, và ăn chậm và đúng giờ giấc. Bệnh nhân bị chướng bụng và đầy hơi có thể có lợi từ việc giảm hoặc không ăn đậu, cải bắp và các thực phẩm khác có chứa đường lên men. Giảm ăn đồ ngọt (ví dụ: sorbitol, mannitol, fructose), tự nhiên và qua chế biến (ví dụ nước táo và nho, chuối, quả hạch, nho khô) có thể làm giảm chứng đầy hơi, đầy bụng và tiêu chảy. Bệnh nhân có tình trạng không dung nạp lactose nên giảm lượng sữa và các sản phẩm sữa. Bệnh nhân có thể thử giảm lượng thức ăn đã nói ở trên một lần và chú ý đến hiệu quả của các triệu chứng, hoặc họ có thể thử chế độ ăn FODMAP thấp, hạn chế tất cả các loại thực phẩm đã nói ở trên. Thêm vào đó, chế độ ăn ít chất béo có thể giảm triệu chứng đau bụng sau ăn.

Bệnh nhân nên được khuyến khích uống nhiều nước. Bổ sung chất xơ có thể làm mềm phân và cải thiện sự táo bón. Có thể sử dụng các chất có thành phần làm mềm phân. Ngoài ra, có thể sử dụng Psyllium với hai ly nước. Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều chất xơ có thể dẫn đến đầy bụng và tiêu chảy, nên cần cân nhắc tùy từng bệnh nhân. Đôi khi, chướng bụng có thể giảm bằng cách chuyển sang chế phẩm xơ tổng hợp (ví dụ methylcellulose).

Liệu pháp điều trị bằng thuốc

Điều trị bằng thuốc với triệu chứng nổi trội. Thuốc kháng cholinergic (ví dụ, hyoscyamine 0,125 mg đường uống sau 30 đến 60 phút trước bữa ăn) có thể được sử dụng nhờ tác dụng chống co thắt của chúng.

Ở những bệnh nhân hội chứng ruột kích thích hay bị táo bón (IBS-C), chất kích hoạt kênh clo: lubiprostone 8 mcg hoặc 24 mcg uống 2 lần/ngày và nhóm ức chế CGP vòng linaclotide 72 mcg, 145mcg hoặc 290mcg uống 1 lần/ngày hoặc plecanatide 3 mg có thể cải thiện triệu chứng. Thuốc nhuận tràng polyethylene glycol chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng ở bệnh nhân hội chứng ruột kích thích. Tuy nhiên, chúng đã được chứng minh là có hiệu quả trong điều trị táo bón mạn tính và thụt tháo đại tràng trước khi nội soi, do đó thường được sử dụng cho hội chứng ruột kích thích có táo bón (IBS-C). Lorcaserin là thuốc đồng vận thụ thể serotonin chọn lọc, gây ra cảm giác no do đó giảm ăn thức ăn.

Ở những bệnh nhân IBS có tiêu chảy (IBS-D), có thể uống diphenoxylate 2,5 đến 5 mg hoặc loperamide 2 đến 4 mg trước bữa ăn. Liều loperamide nên được tăng liều dần để giảm tình trạng tiêu chảy và tránh gây táo bón. Rifaximin là thuốc kháng sinh đã được chứng minh là làm giảm các triệu chứng chướng bụng và đau bụng và giúp giảm độ lỏng của phân ở bệnh nhân hội chứng ruột kích thích có tiêu chảy IBS-D. Liều khuyến cáo của rifaximin đối với IBS-D là 550 mg uống 3 lần/ngày trong 14 ngày. Alosetron là chất đối kháng thụ thể 5-hydroxytryptamine-3 (serotonin) (5HT3) có thể có lợi cho phụ nữ bị hội chứng ruột kích thích sau tiêu chảy không đáp ứng với các thuốc khác. Vì alosetron có liên quan đến chứng viêm đại tràng do thiếu máu, nên việc sử dụng thuốc tại Mỹ cần một chương trình kê đơn nghiêm ngặt. Eluxadoline có hoạt tính thụ thể opioid hỗn hợp và được chỉ định để điều trị IBS-D; tuy nhiên, do nguy cơ viêm tụy, nó không thể được sử dụng ở những bệnh nhân đã cắt bỏ túi mật, có rối loạn chức năng cơ vòng, bệnh gan, hoặc uống nhiều hơn 3 ly rượu mỗi ngày.

Đối với nhiều bệnh nhân, thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCAs) giúp giảm triệu chứng tiêu chảy, đau bụng, và đầy hơi. Những loại thuốc này được cho là làm giảm đau bằng cách làm giảm dẫn truyền thần kinh từ ruột đến tủy sống và vỏ não. Thuốc chống trầm cảm 3-TCA vòng amin bậc 2 (ví dụ, nortriptyline, desipramine) thường được dung nạp tốt hơn các amin bậc ba (ví dụ, amitriptyline, imipramine, doxepin) do ít tác dụng phụ về kháng cholinergic, gây ngủ và kháng alpha-adrenergic. Việc điều trị nên bắt đầu bằng liều TCA rất thấp (ví dụ, desipramine 10 đến 25 mg một lần/ngày trước khi đi ngủ), tăng khi cần thiết và tối đa khoảng 100 đến 150 mg một lần/ngày.

Thuốc ức chế chọn lọc hệ serotonin SSRIs đôi khi được sử dụng ở những bệnh nhân bị lo âu hoặc chứng rối loạn cảm xúc, nhưng các nghiên cứu không cho thấy có lợi ích đáng kể cho bệnh nhân hội chứng ruột kích thích và có thể làm trầm trọng thêm bệnh tiêu chảy.

Dữ liệu sơ bộ cho thấy một số probiotic (ví dụ:, Bifidobacterium infantis) làm giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích, đặc biệt là chướng hơi. Các tác dụng có lợi của probiotic không giống nhau giữa các chủng khác nhau. Một số loại tinh dầu (làm giảm chướng bụng) có thể giúp giãn cơ trơn và giảm đau do co thắt ở một số bệnh nhân. Dầu bạc hà là chất được sử dụng nhiều nhất trong nhóm thuốc này này.

Trị liệu tâm lý

Liệu pháp nhận thức hành vi, liệu pháp tâm lý tiêu chuẩn, và liệu pháp thôi miên có thể giúp một số bệnh nhân hội chứng ruột kích thích.

 Phòng khám nội soi uy tín nhất Quảng Ninh

blu

         Phòng khám Nội soi tiêu hóa Bãi cháy, là phòng khám tiêu hóa ngoài giờ của Bác sĩ Chuyên khoa I Nguyễn Quảng Đại, Chủ tịch Hội Tiêu hóa tỉnh Quảng NinhTrưởng khoa Nội tiêu hóa Bệnh viện Bãi cháy, với gần 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nội soi chẩn đoán, can thiệp, điều trị các bệnh lý tiêu hóa. Phòng khám được trang bị các phương tiện máy móc hiện đại, đặc biệt hệ thống nội soi Olympus với chức năng nội soi phóng đại (ME) và nội soi giái tần hẹp NBI giúp tăng cường khả năng tầm soát phát hiện ung thư sớm.

phòng hiện đại

Tại phòng khám Nội soi Bãi cháy, Bác sĩ Đại, cùng các y bác sĩ có chuyên môn cao được lựa chọn từ Khoa Nội Tiêu hoá của Bệnh viện Bãi Cháy, sẽ thăm khám, tư vấn  và điều trị tất cả những vấn đề liên quan đến tiêu hoá của bạn: Nội soi dạ dàynội soi đại tràngcắt polyp, sinh thiết làm giải phẫu bệnh, test HP, tầm soát ung thư, điều trị loét dạ dàyviêm dạ dàytrào ngược dạ dày thực quản (GERD), điều trị bệnh trĩ bằng thắt vòng cao suviêm đại trànghội chứng ruột kích thích (IBS)...

bs Dai full

·       Địa chỉ Phòng khám: Số 856 đường Hạ Long, Cái Dăm, Hạ Long, Quảng Ninh

·       Điện thoại: 0362 598 699

·       Hotline: 0869 242 599 

·       Thời gian làm việc: Thứ 2 - 6: 13h - 20h; Thứ 7, CN: Cả ngày

Hướng dẫn chi tiết chuẩn bị thuốc xổ làm sạch đại tràng trước nội soi

 

Xem 698 lần

Bài viết liên quan

BÁC SĨ TIÊU HOÁ GIỎI - CHỦ TỊCH HỘI TIÊU HOÁ- BÁC SĨ ĐẦU NGÀNH TIÊU HOÁ TỈNH QUẢNG NINH

  • Mô tả

    Bạn được nội soi, tư vấn bởi bác sĩ nội soi có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm hoặc có thể lựa chọn bác sĩ nội soi theo nhu cầu.

  • Nội soi siêu âm đường tiêu hóa để làm gì những ai nên thực hiện

  • Mô tả

    Nội soi siêu âm là một kỹ thuật kết hợp giữa nội soi và siêu âm. Đây là thành tựu quan trọng của y khoa trong chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa. 

  • THÔNG TIN PHÒNG KHÁM

      Số 856 đường Hạ long, Phường Bãi Cháy, Hạ Long, Quảng Ninh

     

    đt  Hotline: 0362 598 699

     

    Facebook: phòng khám nội soi bãi cháy

     

     [email protected]