CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ XƠ GAN

logo xanh 

PHÒNG KHÁM NỘI SOI TIÊU HÓA BÃI CHÁY

TẦM SOÁT UNG THƯ  ĐƯỜNG TIÊU HÓA

VÌ MỘT HỆ TIÊU HÓA KHỎE MẠNH

Thời gian làm việc: Thứ 2 - Thứ 6: 17- 20h. Thứ 7- CN: 08h- 16h

Hotline: 0362 598 699

Địa chỉ: Số 856 Đường Hạ long, Cái Dăm, Hạ long, Quảng Ninh

Email: [email protected]

Facebook: phòng khám nội soi bãi cháy

Tìm kiếm bài viết

Trang chủ»BỆNH LÝ TIÊU HÓA»CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ XƠ GAN

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ XƠ GAN

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ XƠ GAN

 

1. Chẩn đoán

 

1.1. Chẩn đoán xác định

 

1.1.1. Lâm sàng

 

Bệnh cảnh lâm sàng của xơ gan rất đa dạng, phụ thuộc vào bệnh căn gây xơ gan, các giai đoạn của xơ gan, giai đoạn tiềm tàng hay giai đoạn tiến triển.

 

Biểu hiện lâm sàng bằng hai hội chứng chính.

 

- Hội chứng suy tế bào gan: giai đoạn sớm triệu chứng thường mệt mỏi chán ăn, rối loạn tiêu hóa. Muộn hơn: sút cân, phù chân: phù mềm ấn lõm có kèm tràn dịch các màng, vàng da, sạm da, có thể có xuất huyết dưới da, chảy máu mũi, chảy máu chân răng. Có thể có sốt nhẹ sốt kéo dài do tổn thương gan tiến triển, rối loạn tiêu hóa: đầy bụng, chướng hơi, ăn uống kém.

 

- Hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa: cổ trướng ở các mức độ, lách to từ độ 1 đến độ 4, tuần hoàn bàng hệ, xuất huyết tiêu hóa.

 

Gan thường teo nhỏ đối với các nguyên nhân xơ gan sau hoại từ, gan to đối với các nguyên nhân xơ gan ứ đọng. Gan mật độ chắc, bờ sắc, có thể thấy mặt gan gồ ghề.

 

1.1.2. Cận lâm sàng

 

- Siêu âm bụng: Bờ gan không đồng đều. Gan to hay teo nhỏ, nhu mô gan thô. Siêu âm giúp loại trừ các khối u gan, có dịch cổ trướng tự do. Tĩnh mạch cửa giãn rộng đường kính lớn hơn 1,2 cm. Lách to, cấu trúc siêu âm lách đồng nhất.

 

- Nội soi thực quản dạ dày: Giãn tĩnh mạch thực quản từ độ I đến độ III, có các mạch máu giãn căng đỏ trên các búi tĩnh mạch giãn nguy cơ chảy máu cao. Giãn tĩnh mạch tâm vị và phình vị thường ít gặp hơn, có thể có các búi giãn tĩnh mạch ở các phần khác của dạ dày và tá tràng. Bệnh lí dạ dày do tăng áp lực tĩnh mạch cửa, có vằn đỏ trên niêm mạc dạ dày.

 

- Xét nghiệm máu

 

+ Protein máu giảm đặc biệt thành phần albumin máu giảm.

 

+ Ứ mật: bilirubin máu tăng cao, phosphatase kiềm tăng.

 

+ GOT, GPT, GPT tăng.

 

+ Rối loạn đông máu: prothrombin giảm, INR tăng.

 

+ Công thức máu: có thể có thiếu máu nếu có xuất huyết tiêu hóa. Đặc biệt số lượng tiểu cầu giảm, số lượng bạch cầu có thể giảm.

 

1.2. Chẩn đoán nguyên nhân: có nhiều nguyên nhân

 

- Xơ gan do viêm gan virus:  viêm gan B, C.

 

- Xơ gan rượu.

 

- Xơ gan ứ mật.

 

- Xơ gan do ứ đọng máu tại gan kéo dài: suy tim, hội chứng Pick, hội chứng Budd Chiari, còn tĩnh mạch rốn.

 

- Xơ gan do nhiễm độc hóa chất và do thuốc.

 

- Xơ gan do rối loạn chuyển hóa, sắt, đồng, glycogen, porphyrin.

 

- Xơ gan do thiếu hụt alpha - 1 antitrypsin.

 

- Xơ gan do suy dinh dưỡng, kí sinh trùng sán máng.

 

1.3. Chẩn đoán giai đoạn (Xem bảng 1)

 

Bảng 1. Bảng điểm Child-Pugh
Tiêu chuẩn để đánh giá 1 điếm 2 điểm 3 điểm
Bilirubin huyết thanh (μmol/l) <35 35-50 >50
Albumin huyết thanh (g/l) >35 28-35 <28
Prothrombin (%) >60 40-60 <40
Hội chứng não-gan Không có Tiền hôn mê Hôn mê
Cổ trướng không có ít nhiều

 

Child – Pugh A: 5 – 6 điểm, tiên tượng tốt, xơ gan còn bù.

 

Child – Pugh B: 7 – 9 điểm, tiên lượng dè dặt.

 

Child – Pugh C: 10 – 15 điểm, tiên tượng xấu.

 

Child – Pugh B-C xơ gan mất bù.

 

1.4. Biến chứng

 

- Xuất huyết tiêu hóa do tăng áp lực tĩnh mạch cửa: nguyên nhân thường do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản và giãn vỡ TM phình vị: lâm sàng: xuất huyết tiêu hóa số lượng nhiều, nôn máu đỏ tươi kèm phân đen số lượng nhiều, xuất huyết tiêu hóa tái phát nhiều đợt. Nội soi có điểm giãn vỡ.

 

- Xơ gan ung thư hóa có đến 70 - 80% người bệnh ung thư gan trên nền gan xơ. Lâm sàng sút cân, điều trị không đáp ứng với lợi tiểu, vàng da tăng, gan to nhanh, cứng, đau nhiều vùng gan. Siêu âm, CT Scaner bụng có khối u gan. AFP tăng, chẩn đoán xác định bằng chọc hút vào khối u gan xác định tế bào học.

 

- Nhiễm trùng dịch cổ trướng: lâm sàng có đau bụng âm ỉ hay đau nhiều, cổ trướng tăng nhiều, tiêu chảy, rối loạn tiểu tiện (đái buốt, đái rắt), sốt nhẹ hay sốt cao kéo dài. Chẩn đoán xác định tìm tế bào trong dịch cổ trướng số lượng bạch cầu đa nhân trung tính > 250 bạch cầu/mm3, cấy dịch màng bụng tìm thấy vi khuẩn gây bệnh.

 

- Hội chứng gan-thận: cổ trướng, tiểu ít, xét nghiệm creatinin tăng > 133μmol/l, không có bệnh lí thận phát hiện trước đó, siêu âm không có tắc nghẽn, không có sỏi thận, kích thước thận thường bình thường.

 

- Hội chứng não - gan: các yếu tố khởi phát như nhiễm trùng, rối loạn nước điện giải, xuất huyết tiêu hóa, xơ gan tiến triển. Lâm sàng: rối loạn hành vi, nặng hơn lơ mơ và hôn mê.

 

- Huyết khối tĩnh mạch.

 

2. Tiêu chuẩn nhập viện

 

2.1. Triệu chứng lâm sàng

 

- Người bệnh mệt nhiều, ăn kém, chướng bụng.

 

- Có thể có vàng da, sốt.

 

- Có thể có phù chi dưới, phù toàn thân.

 

2.2. Cận lâm sàng

 

- Tăng men gan: GOT, GPT, GGT.

 

- Có thể có tăng Billirubin TP, Bilirubin TT.

 

- Có thể có tăng bạch cầu, giảm tiểu cầu.

 

- Siêu âm bụng: nhu mô gan thô, có dịch cổ trướng vừa đến nhiều.

 

3. Điều trị

 

3.1. Điều trị chung

 

Điều trị người bệnh xơ gan cần tránh các yếu tố gây hại cho gan như: rượu, một số thuốc và hóa chất độc cho gan.

 

- Trong giai đoạn xơ gan tiến triển: cần nghỉ ngơi tuyệt đối.

 

-  Chế độ ăn: cần ăn nhiều chất đạm (100g/ngày), nhiều hoa quả tươi, đảm bảo cung cấp 2.500 - 3.000 calo/ngày, nếu có phù, cổ trướng phải ăn nhạt.

 

- Thuốc hỗ trợ tế bào gan: Sylimarin, HepaMerz…

 

- Xơ gan ứ mật nhiều có thể dùng thêm các thuốc lợi mật: Sorbitol, ursodeoxycholic.

 

- Rối loạn đông máu: truyền huyết tương, truyền khối tiểu cầu.

 

- Bù albumin khi có giảm albumin.

 

3.2. Điều trị biến chứng

 

3.2.1. Xuất huyết tiêu hóa do tăng áp lực tĩnh mạch cửa

 

- Truyền máu, truyền dịch đảm bảo khối lượng tuần hoàn như một cấp cứu nội khoa.

 

- Cầm máu qua nội soi:

 

+ Thắt các búi tĩnh mạch thực quản giãn bằng vòng cao su.

 

+ Tiêm thuốc gây xơ hóa các búi giãn tĩnh mạch phình vị bằng histoacryl.

 

- Thuốc làm giảm áp lực tĩnh mạch cửa: Sandostatin: ống 100μg, Bolus 50μg, duy trì liều 25μg/giờ trong 3 - 5 ngày, pha truyền duy trì với dung dịch muối đẳng trương NaCl 0,9%.

 

3.2.2. Nhiễm trùng dịch cổ trướng

 

- Kháng sinh: cephalosporin thế hệ 3, quinolone.

 

- Nên bù albumin sớm để phòng biến chứng hội chứng gan thận.

 

3.2.3. Hội chứng gan thận

 

- Terlipressin được chỉ định với liều tiêm tĩnh mạch là 0,5 - 1mg mỗi 4 - 6 giờ (ống 1mg).

 

- Bù albumin: Liều của albumin là 1g/kg trong ngày đầu tiên, 40g/ngày trong các ngày tiếp theo.

 

3.2.4. Ung thư gan

 

Hội chẩn chuyên khoa ung bướu

 

3.2.5. Hôn mê gan và hội chứng não - gan

 

- Điều trị các nguyên nhân khởi phát

 

- Lactulose: Duphalac 40-90g/24 giờ, nếu phân lỏng nhiều giảm liều, thụt lactulose với người bệnh không có khả năng uống.

 

- Kháng sinh: Rifaximin, Metronidazol

 

- Truyền acid amin phân nhánh.

 

- Truyền các thuốc giúp ngưng kết NH3: Hepa Merz 10-20g/ ngày

 

3.2.6. Điều trị cổ trướng

 

- Chỉ chọc tháo cổ trướng khi căng to, mỗi lần chọc có thể từ 1 - 3 lít.

 

- Bù Albumin 6-8g cho mỗi lít dịch chọc tháo.

 

- Thuốc lợi tiểu có 2 nhóm thuốc được chỉ định là: lợi tiểu kháng aldosteron và nhóm furosemid. Cách dùng có thể lựa chọn dùng từng loại lợi tiểu đơn độc hay kết hợp 2 loại.

 

+ Dùng đơn độc nên bắt đầu bằng nhóm kháng aldosteron liều 100 - 300mg.

 

+ Dùng kết hợp: lợi tiểu kháng aldosteron/furosemid liều 100mg/40mg nếu không đáp ứng có thể tăng liều cũng với tỉ lệ này sẽ hạn chế rối loạn điện giải. Liều tối đa 300mg/120mg.

 

+ Có thể dùng kéo dài và cần theo dõi điện giải đồ máu điện giải đồ niệu.

 

+ Khi đáp ứng có thể giảm liều lợi tiều cũng theo tỉ lệ, đáp ứng tốt lợi tiểu furosemid nên dừng trước.

 

Theo dõi đáp ứng điều trị bằng cân nặng và số lượng nước tiểu: cân nặng cho phép giảm 0,5-1 kg/ngày, số lượng nước tiểu 1500ml – 2000ml/ngày.

 

3.2.7. Điều trị nguyên nhân

 

- Viêm gan B: Kháng virus.

 

- Viêm gan C cân nhắc tùy thuộc vào giai đoạn xơ gan, hội chẩn chuyên khoa bệnh nhiệt đới.

 

- Viêm gan do rượu: bỏ rượu, statin.

 

- Viêm gan tự miễn: corticoid tĩnh mạch 1mg/kg/ngày, không đáp ứng có thể phối hợp với azathioprin 1- 2mg/kg/ngày.

 

- Xơ gan ứ mật tiên phát: chỉ định điều trị corticoid 1 - 1,5mg/kg/ngày giảm dần liều khi đáp ứng, ursodeoxycholic acid.

 

             Phòng khám Nội soi uy tín nhất tỉnh Quảng Ninh (Báo alltop bình chọn)

blu

            Phòng khám Nội soi tiêu hóa Bãi cháy, là phòng khám tiêu hóa ngoài giờ của Bác sĩ Chuyên khoa I Nguyễn Quảng Đại, Chủ tịch Hội Tiêu hóa tỉnh Quảng NinhTrưởng khoa Nội tiêu hóa Bệnh viện Bãi cháy, với gần 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nội soi chẩn đoán, can thiệp, điều trị các bệnh lý tiêu hóa. Phòng khám được trang bị các phương tiện máy móc hiện đại, đặc biệt hệ thống nội soi Olympus với chức năng nội soi phóng đại (ME) và nội soi giái tần hẹp NBI giúp tăng cường khả năng tầm soát phát hiện ung thư sớm.

            Tại phòng khám Nội soi Bãi cháy, Bác sĩ Đại, cùng các y bác sĩ có chuyên môn cao được lựa chọn từ Khoa Nội Tiêu hoá của Bệnh viện Bãi Cháy, sẽ thăm khám, tư vấn  và điều trị tất cả những vấn đề liên quan đến tiêu hoá của bạn: Nội soi dạ dàynội soi đại tràngcắt polyp, sinh thiết làm giải phẫu bệnh, test HP, tầm soát ung thư, điều trị loét dạ dàyviêm dạ dàytrào ngược dạ dày thực quản (GERD), điều trị bệnh trĩ bằng thắt vòng cao suviêm đại trànghội chứng ruột kích thích (IBS)...

bs Dai full

·       Địa chỉ Phòng khám: Số 856 đường Hạ Long, Cái Dăm, Hạ Long, Quảng Ninh

·       Điện thoại: 0362 598 699

·       Hotline: 0869 242 599 

·       Thời gian làm việc: Thứ 2 - 6: 13h - 20h; Thứ 7, CN: Cả ngày

Hướng dẫn chi tiết chuẩn bị thuốc xổ làm sạch đại tràng trước nội soi

 

 

 

 

Xem 110 lần

Bài viết liên quan

THÔNG TIN PHÒNG KHÁM

  Số 856 đường Hạ long, Phường Bãi Cháy, Hạ Long, Quảng Ninh

 

đt  Hotline: 0362 598 699

 

Facebook: phòng khám nội soi bãi cháy

 

 [email protected]