Các bệnh lý tiêu hóa thường gặp: Viêm loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng, trào ngược dạ dày thực quản, bệnh trĩ,.. Biểu hiện triệu chứng, nguyên nhân, điều trị, cách phòng ngừa, Vai trò của nội soi chẩn đoán can thiệp, tầm soát ung thư sớm.
Bệnh lý tiêu hóa rất phổ biến có thể xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau, có thể do thực phẩm, dị ứng, tác dụng phụ của thuốc, lối sống, sinh hoạt thiếu lành mạnh, nhiễm vi khuẩn, virus… Một số trường hợp có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, khi gặp vấn đề tiêu hóa bất thường, người bệnh cần theo dõi triệu chứng, thăm khám kịp thời để được chẩn đoán và điều trị sớm.
Bệnh tiêu hóa là gì?
Bệnh tiêu hóa là các tổn thương liên quan đến hệ thống tiêu hóa, làm gián đoạn quá trình tiêu hóa thức ăn theo nhiều cách khác nhau. Những bệnh lý này có thể cấp tính (xảy ra đột ngột và chỉ kéo dài trong thời gian ngắn) hoặc mạn tính (kéo dài). Khi gặp bất kỳ vấn đề tiêu hóa nào, người bệnh nên ghi nhớ thời điểm phát bệnh, biểu hiện… để cung cấp cho bác sĩ, nhằm xác định nguyên nhân chính xác.
Hệ thống tiêu hóa có cấu tạo gồm các cơ quan sau: miệng, thực quản, dạ dày, ruột non,đại tràng, trực tràng và hậu môn. Ngoài ra, gan, tuyến tụy, túi mật cũng phối hợp hoạt động để giúp chuyển hoá thức ăn thành các chất dinh dưỡng, cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Dưới đây là một số bệnh tiêu hóa có thể gặp phải:
1. Viêm dạ dày – ruột
Viêm dạ dày – ruột là bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc hóa chất gây nên. Nhiều chủng virus có thể lây lan từ người này sang người khác. Trong đó, các loại virus gây viêm dạ dày ruột phổ biến nhất gồm: Norovirus, rotavirus, adenovirus, astrovirus. Một số triệu chứng thường gặp như: Tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, sốt, mệt mỏi
Viêm dạ dày-ruột do virus thường là tình trạng cấp tính, triệu chứng kéo dài dưới một tuần. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều tự khỏi, không cần can thiệp điều trị. Tuy nhiên, nếu tổn thương nghiêm trọng, người bệnh bị mất nước do nôn, tiêu chảy, cần thăm khám và chữa trị sớm để tránh biến chứng nặng hơn.
2. Bệnh lý ruột viêm (IBD)
Bệnh lý ruột viêm (IBD) là tình trạng viêm mạn tính ở đường tiêu hóa, bao gồm bệnh Crohn và viêm loét đại trực tràng chảy máu. Nguyên nhân chính xác của bệnh tiêu hóa này vẫn chưa được xác định, có thể do di truyền hoặc rối loạn hệ thống miễn dịch gây mất cân bằng giữa các cytokine, dẫn đến viêm. Bệnh Crohn có thể làm tổn thương bất kỳ phần nào của đường tiêu hóa còn viêm loét đại tràng chủ yếu ảnh hưởng đến đại tràng và trực tràng. Các triệu chứng phổ biến nhất gồm: Đau bụng, tiêu chảy mạn tính, đi đại tiện ra máu, mệt mỏi, sụt cân bất thường.
3. Trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng dịch vị trong dạ dày trào ngược lên thực quản, gây khó tiêu, đi kèm cảm giác nóng rát nhẹ ở vùng ngực. Bệnh không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến một số biến chứng đáng lo ngại như sau: Viêm thực quản, Barrett thực quản, hẹp thực quản, ung thư thực quản
Một số triệu chứng phổ biến của trào ngược dạ dày thực quản gồm: Ợ nóng, khó tiêu, đau ngực, buồn nôn, ho mạn tính, khàn giọng, khó nuốt, đau khi nuốt..
Điều trị Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
4. Bệnh celiac
Celiac là bệnh rối loạn tự miễn mạn tính, gây tổn thương ruột non. Bệnh xảy ra khi hệ thống miễn dịch phản ứng với gluten trong thực phẩm hoặc đồ uống (thường được tìm thấy trong lúa mì, lúa mạch…), gây ra một số triệu chứng như: đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, buồn nôn, nôn mửa, không dung nạp Lactose do tổn thương ruột non, phân nhầy
Phương pháp điều trị chính đối với bệnh Celiac là tuân theo chế độ ăn uống không gluten để ngăn ngừa tổn thương ruột non. Tình trạng này xảy ra ở một số kiểu gen nhất định, thường gặp ở nữ giới và có khả năng di truyền.
5. Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích (IBS) là bệnh tiêu hóa mạn tính xảy ra ở đại tràng. Các triệu chứng thường gặp bao gồm: Đau bụng, đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy, táo bón
Bệnh lý này có thể không đi kèm bất kỳ dấu hiệu tổn thương thực thể nào ở đường tiêu hóa. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nghiêm trọng, hội chứng ruột kích thích cần được kiểm soát sớm để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống.
Điều trị Hội chứng ruột kích thích (IBS)
6. Viêm đại tràng
Viêm đại tràng là bệnh tiêu hóa thường xảy ra do nhiễm vi khuẩn, virus, tác dụng phụ của thuốc, bệnh Crohn, thiếu máu, viêm đại tràng giả mạc hoặc viêm ruột hoại tử (ở trẻ sơ sinh). Người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng sau: Đau bụng, đầy bụng, phân sẫm màu hoặc có lẫn máu trong phân, đi đại tiện liên tục, mất nước, tiêu chảy, sốt..
Bệnh túi thừa: Túi thừa là các túi nhỏ hình thành dọc theo đại tràng, thường không gây ra triệu chứng bất thường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, túi thừa có thể bị viêm, nhiễm trùng hoặc chảy máu (thấy máu khi đi đại tiện). Các triệu chứng có thể gặp phải bao gồm: Đau bụng (thường ở phía dưới bên trái), buồn nôn, nôn mửa, táo bón, tiêu chảy, sốt…
7. Viêm loét dạ dày – tá tràng
Viêm loét dạ dày – tá tràng là tình trạng niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (phần đầu tiên của ruột non) bị loét. Bệnh lý này có thể dẫn đến xuất huyết đường tiêu hóa, hình thành lỗ rò trên thành dạ dày hoặc tá tràng, loét các cơ quan lân cận, tắc nghẽn, ngăn thức ăn di chuyển vào tá tràng… Hai nguyên nhân phổ biến nhất của viêm loét dạ dày – tá tràng là nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori ) và lạm dụng/ sử dụng liều cao thuốc chống viêm không steroid (NSAID).
Các triệu chứng bệnh bao gồm:
Đau bụng hoặc khó chịu ở vùng bụng trên, cảm thấy no khi bắt đầu bữa ăn hoặc quá no dù là một bữa ăn bình thường, khó tiêu, buồn nôn, nôn mửa, đầy bụng, ợ hơi, đi đại tiện phân đen, nôn ra máu
Cách phòng ngừa bệnh tiêu hóa
Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng
CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA BỆNH TIÊU HÓA
1. Bổ sung chất xơ
Chất xơ hòa tan có khả năng tan trong nước, chuyển thành dạng gel, giúp làm chậm quá trình làm rỗng dạ dày, tăng cảm giác no lâu, ngăn ngừa tình trạng tiêu chảy và táo bón. Do đó, việc bổ sung đầy đủ chất xơ trong thực đơn hàng ngày là vô cùng quan trọng. Một số nguồn thực phẩm giàu nhóm dưỡng chất này bao gồm: Táo, trái cây họ cam quýt, đậu lăng, quả hạch, yến mạch, mã đề
Chất xơ không hòa tan có vai trò làm sạch đường ruột, làm phân trở nên mềm hơn, dễ đại tiện và ngăn ngừa táo bón. Các nguồn thực phẩm giàu dưỡng chất này bao gồm: Cà rốt, súp lơ, các loại cây họ đậu, khoai tây, các loại ngũ cốc
Nữ giới nên bổ sung khoảng 25 gr chất xơ mỗi ngày, nam giới khoảng 38 gr là hợp lý nhất.
2. Uống đủ nước
Nước đóng vai trò rất quan trọng đối với mọi hoạt động xảy ra bên trong cơ thể, bao gồm cả chức năng tiêu hóa. Nước đồng thời giúp làm mềm và làm rắn phân, hỗ trợ ngăn ngừa, giảm triệu chứng của tiêu chảy, táo bón. Ngược lại, cà phê, soda… là những loại đồ uống cần tránh để hạn chế mắc bệnh tiêu hóa.
3. Bổ sung probiotic
Đường tiêu hóa có chứa cả lợi khuẩn và vi khuẩn có hại. Lợi khuẩn thực hiện vai trò phân hủy độc tố, giúp cơ thể sản xuất các vitamin tốt và duy trì đường ruột khỏe mạnh. Do đó, việc bổ sung Probiotic khi có chỉ định của bác sỹ là thực sự cần thiết để duy trì sự cân bằng vi khuẩn có lợi và có hại trong cơ thể. Một số lợi ích có thể nhận thấy gồm: Giảm đầy hơi, giảm tiêu chảy, tăng cường khả năng miễn dịch, chống nhiễm trùng, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn có hại trong dạ dày, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, tăng cường quá trình sản xuất vitamin B cần thiết cho cơ thể, bệnh tiêu hóa nên ăn gì
Khi bị các bệnh tiêu hóa nên ăn gì:
Thông thường, khi mắc bệnh tiêu hóa, bác sĩ sẽ chỉ định điều chỉnh chế độ ăn uống để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng khó chịu. Loại thực phẩm nên ăn, nên tránh sẽ phụ thuộc vào từng bệnh lý cụ thể. Tuy nhiên, nhìn chung, người bệnh thường được chỉ định ăn các loại sau đây:
Thức ăn có chứa gừng, thực phẩm chứa chất béo không bão hòa, khoai tây, các loại đậu, trái cây, sữa chua, rau lá xanh
KHI NÀO CHÚNG TA CẦN BÁC SĨ THĂM KHÁM
Các vấn đề về tiêu hóa thường gặp như: đau bụng, tiêu chảy, táo bón, ợ hơi, ợ chua có thể tự cải thiện bằng chế độ tập luyện và dinh dưỡng. Tuy nhiên, các triệu chứng của tiêu hóa cũng thường không đặc hiệu cho mỗi tổn thương nào trong đường tiêu hóa, đôi khi đó là biểu hiện của một số bệnh lý nghiêm trọng như: Loét dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hóa, khối u, ung thư thực quản, dạ dày, đại trực tràng…
Vì vậy khi chúng ta có các biểu hiện của bệnh lý tiêu hóa nên được thăm khám bởi bác bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả, đặc biệt trong một số trường hợp bác sĩ có thể cho chúng ta chỉ định: nội soi thực quản dạ dày tá tràng, nội soi đại trực tràng để chuẩn đoán sớm các tổn thương biểu hiện trên bề mặt ống tiêu hóa mà các phương pháp khác không thể phát hiện được, đặc biệt là ung thư sớm ống tiêu hóa.
Phòng khám Tiêu hoá - Nội soi uy tín nhất Quảng Ninh (Báo Alltop bình chọn)
Phòng khám Nội soi tiêu hóa Bãi cháy, là phòng khám tiêu hóa ngoài giờ của Bác sĩ Chuyên khoa I Nguyễn Quảng Đại, là Chủ tịch Hội Tiêu hóa tỉnh Quảng Ninh, Trưởng khoa Nội tiêu hóa Bệnh viện Bãi cháy, với gần 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nội soi chẩn đoán, can thiệp, điều trị các bệnh lý tiêu hóa. Phòng khám được trang bị các phương tiện máy móc hiện đại, đặc biệt hệ thống nội soi Olympus với chức năng nội soi phóng đại (ME) và nội soi giái tần hẹp NBI giúp tăng cường khả năng tầm soát phát hiện ung thư sớm.
Tại phòng khám Nội soi Bãi cháy, Bác sĩ Đại, cùng các y bác sĩ có chuyên môn cao được lựa chọn từ Khoa Nội Tiêu hoá của Bệnh viện Bãi Cháy, sẽ thăm khám, tư vấn và điều trị tất cả những vấn đề liên quan đến tiêu hoá của bạn: Nội soi dạ dày, nội soi đại tràng, cắt polyp, sinh thiết làm giải phẫu bệnh, test HP, tầm soát ung thư, điều trị loét dạ dày, viêm dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản (GERD), điều trị bệnh trĩ bằng thắt vòng cao su, viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích (IBS)...
· Địa chỉ Phòng khám: Số 856 đường Hạ Long, Cái Dăm, Hạ Long, Quảng Ninh
· Điện thoại: 0362 598 699
· Hotline: 0869 242 599
· Thời gian làm việc: Thứ 2 - 6: 13h - 20h; Thứ 7, CN: Cả ngày
Hướng dẫn chi tiết chuẩn bị thuốc xổ làm sạch đại tràng trước nội soi
Nội soi dạ dày, nội soi đại tràng, các bệnh lý phát hiện, chi phí nội soi, chi phí gây mê