Điều trị hội chứng ruột kích thích IBS, chế độ ăn cho người bệnh IBS

logo xanh 

PHÒNG KHÁM NỘI SOI TIÊU HÓA BÃI CHÁY

TẦM SOÁT UNG THƯ  ĐƯỜNG TIÊU HÓA

VÌ MỘT HỆ TIÊU HÓA KHỎE MẠNH

Thời gian làm việc: Thứ 2 - Thứ 6: 17- 20h. Thứ 7- CN: 08h- 16h

Hotline: 0362 598 699

Địa chỉ: Số 856 Đường Hạ long, Cái Dăm, Hạ long, Quảng Ninh

Email: [email protected]

Facebook: phòng khám nội soi bãi cháy

Tìm kiếm bài viết

Trang chủ»BỆNH LÝ TIÊU HÓA»Điều trị hội chứng ruột kích thích IBS, chế độ ăn cho người bệnh IBS

Điều trị hội chứng ruột kích thích IBS, chế độ ăn cho người bệnh IBS

ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH (IBS)

Điều trị không dùng thuốc

Liệu pháp tâm lý

- Thảo luận với bệnh nhân về những lo lắng, giảm buồn phiền.

- Tập thể dục mức độ trung bình (bao gồm yoga) nhằm duy trì thể chất và giảm triệu chứng của IBS.

- Một vài liệu pháp tâm lý (thay đổi nhận thức hành vi trực tiếp, liệu pháp thư giãn, thôi miên, liệu pháp tâm lý kết hợp) giúp cải thiện triệu chứng IBS.

Chế độ ăn

- Chất xơ: Chất xơ không hòa tan có thể khởi phát triệu chứng, gây một số tác dụng phụ chướng bụng, đánh hơi, đau quặn bụng, nên giới hạn dùng. Ngược lại, chất xơ hòa tan như psylilum giúp làm giảm triệu chứng chung của IBS, liều trung bình 10 – 25g xơ/ngày.

- Chế độ ăn hạn chế thức ăn chứa FODMAPS: chế độ ăn ngắn ngày ít carbonhydrat chuỗi ngắn (oligo-, di-, monosaccharids và polyols) - 6 tuần, hiện có ít bằng chứng về giá trị và tính an toàn trong dùng kéo dài, cũng như nguồn lợi cho tất cả thể IBS.

- Không khuyến cáo dùng chế độ ăn không có gluten.

Probiotics

Một số chủng probiotics làm giảm triệu chứng chung, số khác giảm chướng bụng, đánh hơi, tiêu chảy. Tuy nhiên thời gian tác dụng, tính hiệu quả của các chủng chưa rõ ràng.

Thuốc dùng trong IBS thể tiêu chảy

- Loperamide: giảm tiêu chảy, tuy nhiên không làm giảm triệu chứng chung, không dùng kéo dài.

- Một số thuốc khác: giúp làm giảm triệu chứng chung

- Eluxadoline: Liều 100 µg x 2 lần/ngày, tính an toàn đánh giá đến tuần 26-52. Không nên dùng ở các bệnh nhân cắt túi mật, viêm tụy cấp, lạm dụng rượu, bệnh gan nặng, co thắt cơ oddi vì nguy cơ viêm tụy cấp.

- Alosetron: dùng chỉ cho phụ nữ tiểu chảy nặng > 6 tháng không đáp ứng với thuốc thuốc chống tiêu chảy khác, liều 0,5 mg x 2 lần/ngày, triệu chứng không cải thiện có thể kéo dài 4 tuần.

Thuốc dùng trong IBS thể táo bón.

- Chủng Bifidobacterium lactis DN-173010 cho thấy hiệu quả trong IBS thể táo bón

- Macrogols (chế phẩm của polyethylene glycol – PEG): giảm mức độ nặng của táo bón, tuy nhiên không làm giảm triệu chứng chung của IBS.

- Bisacodyl: 5-15mg/ngày, dùng ngắn ngày.

- Các thuốc khác: giúp giảm triệu chứng chung

+ Linacotide: liều 290 µg/ngày trước ăn, dùng trong 4 tuần đánh giá lại, hiệu quả có thể dùng kéo dài 6 tháng

+ Plecanatide: liều 3mg/ngày, dùng kéo dài 12 tuần

+ Lubiprostone: liều 24 µg x 2 lần/ngày, dùng trung bình 9-13 tháng.

Các thuốc khác dùng cho các thể IBS

- Thuốc giảm đau: Thuốc giảm co thắt giúp giảm triệu chứng, ngắn ngày.

+ Otilium: 40-80mg x 2-3 lần/ngày

+ Mebeverine 135mg x 3 lần/ngày

+ Dicyclomine 10-20mg x 1-4 lần/ngày

+ Các thuốc khác: hyoscine, drotaverine, cimetropium, pinaverium

- Thuốc chống trầm cảm 3 vòng (TCAs) và thuốc ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc (SSRIs): Cải thiện triệu chứng chung kèm theo giảm đau. Tuy nhiên, tác dụng phụ chóng mặt, lơ mơ nên chỉ hạn chế ở các bệnh nhân dung nạp.

+ TCAs xu hướng gây táo bón nên tránh với bệnh nhân thể táo bón. Amitriptyline liều khởi đầu 10mg/ngày, liều mục tiêu 25-50mg/ngày, trước ngủ.

+ SSRIs nên xem xét ở bệnh nhân thể táo bón kháng trị. Hiện không khuyến cáo dùng SSRIs cho bệnh nhân IBS nếu không có tình trạng tâm thần kèm theo do ít dữ liệu về an toàn và hiệu quả. Paroxetine 10-60 mg/ngày, Citalopram 5-20mg/ngày.

+ Dùng liều thấp nhất có tác dụng trong 4-12 tuần. Có thể dùng kéo dài nếu có hiệu quả.

- Rifaximin

+ Dùng trong IBS không táo bón (IBS tiêu chảy và/hoặc hỗn hợp và/hoặc không phân loại). Giảm triệu chứng chung, chướng bụng và/hoặc tiêu chảy.

+ Liều 3 x 550 mg/ngày giúp giảm chướng chụng, đáp ứng cao ở người già và phụ nữ, an toàn và hiệu quả lúc triệu chứng tái phát.

+ Thời gian dùng 14 ngày, lặp lại liệu trình nếu đáp ứng với rifaximin và có triệu chứng tái phát. Khoảng thời gian giữa các đợt điều trị tối thiểu khoảng 4 tuần.

- Điều trị triệu chứng chướng bụng

+ Chế độ ăn giảm sinh khí như hạn chế FODMAPS

+ Probiotics: Các chủng Bifidobacterium lactic DN-173010, Bifidobacterium infantis 35624 giúp giảm chướng bụng, đánh hơi.

+ Rifaximin: giảm chướng bụng trong một số bệnh nhân IBS.

 Phòng khám nội soi uy tín nhất Quảng Ninh

blu

          Phòng khám Nội soi tiêu hóa Bãi cháy, là phòng khám tiêu hóa ngoài giờ của Bác sĩ Chuyên khoa I Nguyễn Quảng Đại, Chủ tịch Hội Tiêu hóa tỉnh Quảng NinhTrưởng khoa Nội tiêu hóa Bệnh viện Bãi cháy, với gần 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nội soi chẩn đoán, can thiệp, điều trị các bệnh lý tiêu hóa. Phòng khám được trang bị các phương tiện máy móc hiện đại, đặc biệt hệ thống nội soi Olympus với chức năng nội soi phóng đại (ME) và nội soi giái tần hẹp NBI giúp tăng cường khả năng tầm soát phát hiện ung thư sớm.

 

phòng hiện đại

Tại phòng khám Nội soi Bãi cháy, Bác sĩ Đại, cùng các y bác sĩ có chuyên môn cao được lựa chọn từ Khoa Nội Tiêu hoá của Bệnh viện Bãi Cháy, sẽ thăm khám, tư vấn  và điều trị tất cả những vấn đề liên quan đến tiêu hoá của bạn: Nội soi dạ dàynội soi đại tràngcắt polyp, sinh thiết làm giải phẫu bệnh, test HP, tầm soát ung thư, điều trị loét dạ dàyviêm dạ dàytrào ngược dạ dày thực quản (GERD), điều trị bệnh trĩ bằng thắt vòng cao suviêm đại trànghội chứng ruột kích thích (IBS)...

·       Địa chỉ Phòng khám: Số 856 đường Hạ Long, Cái Dăm, Hạ Long, Quảng Ninh

·       Điện thoại: 0362 598 699

·       Hotline: 0869 242 599 

·       Thời gian làm việc: Thứ 2 - 6: 13h - 20h; Thứ 7, CN: Cả ngày

Hướng dẫn chi tiết chuẩn bị thuốc xổ làm sạch đại tràng trước nội soi

Xem 658 lần

Bài viết liên quan

THÔNG TIN PHÒNG KHÁM

  Số 856 đường Hạ long, Phường Bãi Cháy, Hạ Long, Quảng Ninh

 

đt  Hotline: 0362 598 699

 

Facebook: phòng khám nội soi bãi cháy

 

 [email protected]